Những lưu ý cần thiết khi công chứng hợp đồng đất

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Nghị định 23/2015. Theo đó, người có thẩm quyền khi thực hiện chứng thực kiểm tra và đảm bảo tính đầy

Luật Đất đai 2013 có quy định rõ ràng về việc công chứng, chứng thực các loại hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất. Ông Từ Dương Tuấn, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM đã đưa ra một số lưu ý khi .

Có bắt buộc công chứng mọi loại hợp đồng?

Pháp luật quy định các giao dịch phải công chứng, chứng thực được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác nhau. Thường những giao dịch liên quan tới bất động sản pháp luật; hoặc các giao dịch liên quan tới động sản có đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Về nơi công chứng, chứng thực, theo Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015 của Chính phủ thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất chứng thực.

Hợp đồng không bắt buộc công chứng, chứng thực
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất không phải công chứng, chứng thực bao gồm: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh d oanh bất động sản.

Việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch này là theo yêu cầu của các bên.

Công chứng và chứng thực khác nhau thế nào?

Về mặt nguyên tắc, hoạt động công chứng và chứng thực có tính chất khác nhau. Do đó, pháp luật có quy định khác nhau về thủ tục, hậu quả pháp lý và trách nhiệm khác nhau đối với mỗi hình thức trên.

Công chứng
Thủ tục công chứng được thực hiện theo Luật Công chứng 2014. Công chứng viên phải đảm bảo và chịu trách nhiệm đối với tính xác thực, tính hợp pháp của các loại giấy tờ trong hồ sơ mà người yêu cầu công chứng cung cấp. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc cần được làm rõ thì công chứng viên đề nghị làm rõ hoặc xác minh, yêu cầu giám định theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; nếu không làm rõ được thì từ chối công chứng.

Về giá trị của văn bản công chứng, Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa tuyên bố là vô hiệu.

Chứng thực
Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Nghị định 23/2015. Theo đó, người có thẩm quyền khi thực hiện chứng thực kiểm tra và đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ mà người dân cung cấp, ý chí tự nguyện, minh mẫn, nhận thức, làm chủ được hành vi của người yêu cầu chứng thực. Người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng, giao dịch.

Giá trị của hợp đồng, giao dịch được chứng thực thì Điều 3 Nghị định 23/2015 quy định: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Chính từ các khác biệt trên mà nhìn chung mức thu phí công chứng cao hơn mức lệ phí chứng thực.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *